Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tim như gen di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống, tình trạng béo phì hay tiểu đường. Trong số đó, chế độ ăn uống chính là yếu tố dễ dàng kiểm soát nhất. Người bệnh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, phát triển? Cùng HEBES tìm hiểu ở bài viết này bạn nhé.
DINH DƯỠNG VÀ BỆNH TIM
Có 2 yếu tố liên quan chặt chẽ tới sức khỏe tim chính là cholesterol và huyết áp. Mà 2 yếu tố này thì lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những gì chúng ta nạp vào cơ thể.
Cholesterol là một loại chất béo trong máu, bao gồm cholesterol tốt (duy trì các hoạt động của cơ thể) và cholesterol xấu (nguyên nhân dẫn đến bệnh tim). Nếu như chúng ta nạp quá nhiều chất béo và bột đường, cholesterol xấu sẽ tăng cao. Mỡ lắng đọng tại thành động mạch tạo nên xơ vữa động mạch. Dần dần, các mảng vữa này có thể vỡ ra gây tắc mạch máu, khiến thiếu máu lên não, tim, rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Yếu tố thứ hai là huyết áp cao. Một trong những lý do khiến huyết áp tăng cao chính là thói quen ăn mặn (nhiều muối), hút thuốc lá, uống rượu bia. Huyết áp cao buộc tim phải hoạt động nhiều hơn, gây áp lực lớn lên thành mạch máu. Từ đó, dẫn dến các bệnh tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.
Cholesterol xấu và huyết áp cao khiến bệnh tim phát triển, vậy ăn gì để cải thiện tình trạng này? Cùng HEBES tìm hiểu ở phần tiếp theo bạn nhé.
NGƯỜI BỆNH TIM NÊN ĂN GÌ?
1. Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ
- Các loại rau như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh, củ dền,… cung cấp chất xơ dồi dào giúp kiểm soát lượng đường trong máu, vitamin K bảo vệ các mạch máu, giàu Kali giúp duy trì hoạt động của tim
- Các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, có màu cam hoặc vàng beta-carotene, kali, magie, chất xơ, giúp ổn định đường huyết; phúc bồn tử, việt quất, mâm xôi giàu chất oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh tim phát triển,…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, diêm mạch, gạo lứt, hạt kê là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt, vitamin nhóm B, sắt, axit folic, selen, kali và magie giúp điều hòa cholesterol máu, cải thiện sức khỏe tim mạch.
2. Thực phẩm bổ sung Protein lành mạnh
Bổ sung đạm lành mạnh, ít béo sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol tăng cao. Bạn có thể bổ sung đạm thông qua các thực phẩm sau:
- Thịt nạc, thịt gia cầm và cá, ưu tiên các món luộc, hấp
- Các sản phẩm từ sữa ít béo và trứng
- Đậu Hà Lan, đậu nành
3. Chất béo không bão hòa thay vì chất béo bão hòa
Chất béo được khuyên dùng cho tất cả mọi người, không chỉ riêng người bệnh tim chính là chất béo không bão hòa (chất béo lành mạnh). Sử dụng chất béo không bão hòa vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, vừa hỗ trợ giảm cholesterol.
Một số nguồn chất béo bão hòa phổ biến gồm có:
- Dầu đậu phộng
- Dầu đậu nành
- Dầu oliu
- Dầu hạt lanh
- Dầu hạt cải
» Có thể bạn quan tâm: TẠI SAO CÁC LOẠI SỮA TỐT CHO TIM MẠCH NÊN CHỨA DẦU HẠT LANH?
4. Các loại gia vị từ thảo mộc thay cho muối
Ăn nhiều muối dễ khiến huyết áp tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến tim. Một cách dễ dàng để cùng bạn bảo vệ trái tim của mình chính là thay muối bằng các loại gia vị khác như:
- Tỏi
- Củ nghệ
- Gừng
- Quế
- Hoa hồi
- Ngụy hoa nghệ tây
5. Sữa từ thực vật HEBES HEART CARE
Một trong những lựa chọn dinh dưỡng hiệu quả và tiện lợi hơn cả dành cho người bệnh tim chính là sữa từ thực vật. Với gần 20 năm nghiên cứu và phát triển dinh dưỡng từ thực vật, RV NUTRITION tự hào giới thiệu tới bạn dòng sản phẩm HEBES HEART CARE – sữa công thức từ 100% thực vật đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho hệ tim mạch.
- Sở hữu hạt siêu thực phẩm như hạt kê, đạm đậu nành
- Bổ sung Omega 3 – 6 từ dầu hạt lanh cùng DHA từ tảo
» Xem thêm chi tiết sản phẩm tại: SỮA CÔNG THỨC TỪ THỰC VẬT CHO NGƯỜI CÓ TIỀN SỬ BỆNH TIM MẠCH
NGƯỜI BỆNH TIM NÊN KIÊNG ĂN GÌ?
Để trái tim khỏe mạnh và hạn chế bệnh tim tái phát, bạn nên giảm tiêu thụ các thực phẩm làm tăng cholesterol và huyết áp. Đó là:
1. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chuyển hóa
- Mỡ bò, mỡ lợn và mỡ cừu
- Da của gia cầm
- Thịt, trứng, sữa từ động vật và các chế phẩm từ sữa động vật (phô mai, kem tươi)
- Bơ cacao, dầu cọ, dầu dừa
- Các món chiên xào nhiều mỡ
- Thức ăn nhanh
2. Muối và thực phẩm chứa nhiều muối
- Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, tôm cá khô.
- Các món kho, rim
- Thức ăn lên men, dưa chua
- Thịt và cá muối, hun khói
3. Rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê
Trên đây là những kiến thức về dinh dưỡng và bệnh tim dành cho bạn và ba mẹ. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc về sản phẩm hay các kiến thức sức khỏe, liên hệ tới HEBES qua hotline 1900 599 821 hoặc truy cập vào Fanpage của Hebes để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia bạn nhé.