TẠI SAO NÊN THÊM GẠO LỨT VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?

Gạo lứt và tiểu đường liên quan với nhau như thế nào? Tại sao lại nên bổ sung gạo lứt vào chế độ ăn của người tiểu đường? Ở bài viết hôm nay, cùng HEBES tìm hiểu về loại siêu thực phẩm này nhé.

DINH DƯỠNG TRONG GẠO LỨT

Gạo lứt là loại gạo gì?

Gạo lứt thực ra chính là gạo trắng, nhưng là loại chỉ xay bỏ vỏ trấu chứ không xát bỏ lớp cám bên ngoài. Gạo lứt và gạo trắng có hàm lượng tinh bột gần như tương đương. Song so với gạo trắng, gạo lứt sở hữu nhiều chất dinh dưỡng hơn. 

TẠI SAO NÊN THÊM GẠO LỨT VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?
Gạo lứt sở hữu nhiều dinh dưỡng hơn so với gạo trắng

 

Dinh dưỡng trong gạo lứt

Cụ thể, theo USDA, trong 202 g gạo lứt bao gồm:

  • Calo: 248
  • Chất béo: 2 g
  • Tinh bột: 52 g
  • Chất xơ: 3 g
  • Protein: 6 g
  • Mangan: 86% RDI (86% lượng Mangan cơ thể cần trong 1 ngày)
  • Thiamin (B1): 30% RDI
  • Niacin (B3): 32% RDI
  • Axit Pantothenic (B5): 15% RDI
  • Pyridoxine (B6): 15% RDI
  • Đồng: 10% RDI
  • Selen: 21% RDI
  • Magie: 19% RDI
  • Photpho: 17% RDI
  • Kẽm: 13% RDI

Có thể thấy, gạo lứt là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giàu chất xơ, Mangan cùng hàng loạt những vi chất thiết yếu khác.

  • Chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, điều hòa đường huyết
  • Mangan hỗ trợ chức năng xương khớp, khối cơ, thần kinh, làm lành vết thương và điều hòa đường huyết.
  • Ngoài ra, gạo lứt còn chứa các chất chống oxy hóa flavonoid giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer,…

 

LỢI ÍCH SỨC KHỎE CỦA GẠO LỨT VỚI NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Không làm tăng đường huyết đột ngột do có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết là thước đo để đánh giá tốc độ một loại thực phẩm làm tăng đường huyết sau khi ăn là nhanh hay chậm (so với đường glucose).

Theo bảng chỉ số đường huyết chuẩn, chỉ số đường huyết của gạo lứt dao động từ khoảng 55 – 69 (ở mức thấp và trung bình). Trong khi đó, chỉ số của gạo trắng là khoảng 72 (ở mức cao, không an toàn với người bệnh tiểu đường).

TẠI SAO NÊN THÊM GẠO LỨT VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?
Gạo lứt giàu tinh bột chuyển hóa chậm với chỉ số đường huyết thấp

 

Sở dĩ gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp vì:

  • Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ càng nhiều, quá trình tiêu hóa diễn ra càng chậm. Tinh bột trong gạo lứt sẽ được tiêu hóa một cách từ từ và không làm tăng đường huyết đột ngột.

    Ngoài ra, chất xơ còn giúp thúc đẩy cảm giác no, hạn chế cảm giác thèm ăn, nạp calo không cần thiết. Từ đó, giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và tránh biến chứng.

  • Lý do thứ hai là do gạo lứt có một lớp vỏ bên ngoài. Thời gian để tiêu hóa, vì vậy, cũng sẽ lâu hơn so với gạo trắng không có vỏ. Lớp vỏ này còn chứa hemoglobin có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu.

Giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 nhờ sở hữu Mangan và Magie

Cả Mangan và Magie đều là những khoáng chất thiết yếu cho Insulin hoạt động bình thường. Từ đó, giúp đưa lượng đường trong máu vào các tế bào.

Mangan là một khoáng chất vi lượng (cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ), còn Magie thì là khoáng chất đa lượng (cơ thể cần một lượng lớn). Nếu như cơ thể thiếu 2 chất này, Insulin hoạt động kém, gây ra thừa đường trong máu khiến bệnh tiểu đường ngày càng phát triển.

Gạo lứt sở hữu hàm lượng Mangan khá cao. Trong 202 g gạo lứt có chứa tới 86% lượng Mangan cơ thể cần mỗi ngày. Còn với Magie, trong 202 g gạo lứt nạp tới 10% RDI Magie.

Hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch, xương khớp, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

Bên cạnh lợi ích trực tiếp tới bệnh tiểu đường, gạo lứt còn giúp cải thiện các hệ cơ quan: tiêu hóa, tim mạch, xương khớp. Từ đó, giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nguy hiểm như suy thận, loãng xương, suy tim hay loét bàn chân.

  • Hỗ trợ tim mạch với lượng chất xơ hòa tan dồi dào cùng chất béo lành mạnh, giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL)
  • Hỗ trợ tiêu hóa, phòng và điều trị táo bón với chất xơ
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp với Canxi, Magiê, Kẽm, Kali, ngăn ngừa loãng xương với các hợp chất chống oxy hóa
TẠI SAO NÊN THÊM GẠO LỨT VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ hòa tan và chất béo lành mạch có lợi cho hệ tim mạch

 

LƯU Ý KHI THÊM GẠO LỨT VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG

Ăn với số lượng vừa đủ

Gạo lứt giàu tinh bột nên người bệnh tiểu đường vẫn cần phải tính toán lượng tiêu thụ sao cho phù hợp. Lượng cơm cũng như tinh bột chỉ cần chiếm ¼ lượng thức ăn hàng ngày là đủ.

Ăn chậm nhai kỹ

Vì gạo lứt có lớp vỏ ngoài nên sẽ không được mềm như gạo trắng. Người bệnh tiểu đường cần ăn chậm, nhai kĩ để dễ tiêu hóa hơn.

Duy trì ăn hàng ngày, kết hợp với các loại thức ăn khác

Bạn có thể sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng hàng ngày với những món như cơm gạo lứt, cháo gạo lứt hay nước gạo lứt rang. Hoặc bạn có thể trực tiếp bổ sung dinh dưỡng từ gạo lứt với sữa HEBES DIACARE.

HEBES DIACARE là giải pháp 100%  TỪ THỰC VẬT chuyên biệt cho chế độ ăn của người tiểu đường với:

  • Gạo lứt, diêm mạch, hạt kê, đạm đậu nành
  • Chất béo từ dầu hạt lanh ổn định huyết áp, mỡ máu
TẠI SAO NÊN THÊM GẠO LỨT VÀO CHẾ ĐỘ ĂN CỦA NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?
HEBES DIACARE – Sữa công thức từ 100% thực vật cho người bệnh tiểu đường

 

Tuy nhiên cần lưu ý là gạo lứt chỉ mang tới một lượng dinh dưỡng, trong đó, phần lớn là tinh bột. Bạn vẫn cần phải kết hợp với các loại thức ăn giàu Protein, chất xơ hay chất béo lành mạnh khác, đặc biệt ăn nhiều các loại rau, củ, quả.

Đo đường huyết ngay sau khi ăn để kiểm soát một cách tốt nhất

Sau khi ăn, đường huyết thường sẽ tăng lên nhưng cần đảm bảo vẫn ở mức an toàn. Dù là ăn gạo lứt hay bất cứ món ăn gì, người bệnh tiểu đường cũng nên tiến hành đo đường huyết sau khi ăn. Từ đó có thể tính toán lượng thực phẩm hợp lý ở những bữa ăn tiếp theo.

 


Trên đây là những kiến thức về gạo lứt và bệnh tiểu đường dành cho bạn và ba mẹ. Nếu như bạn đọc còn thắc mắc về sản phẩm hay các kiến thức sức khỏe, liên hệ tới HEBES qua hotline 1900 599 821 hoặc truy cập vào Fanpage của Hebes để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia bạn nhé.